Cách nuôi

Hướng dẫn cách nuôi vẹt má vàng (Xích) cho người mới

Vẹt má vàng hay còn gọi là Vẹt Xích có danh pháp khoa học là Psittacula eupatria siamensis), là một phân loài của loài vẹt Alexandri (Psittacula eupatria), phân bố ở bán đảo Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, và Đông Bắc Thái Lan. Đây là loài nhỏ nhất trong số các phân loài của loài vẹt Psittacula eupatria. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nuôi Vẹt má vàng, cách chuẩn bị thức ăn cho chúng, cách huấn luyện đến cách phòng bệnh chi tiết nhất.

🐦 Tên khoa họcPsittacula eupatria siamensis
📏 Chiều dài50 – 60 cm
🦜 Tuổi thọ30 – 40 năm
⏱️ Trọng lượng200 – 300g

Đặc điểm

Vẹt xích có bộ lông với màu chủ đạo là màu xanh lá cây. Như cái tên gọi là vẹt má vàng chúng có má màu vàng khá nhạt. Viền cổ nổi bật màu đen. Tuy nhiên trong quá trình lai tạo nhiều bé sẽ không còn thấy rõ màu lông má vàng nhạt. Mà các bé sẽ có toàn bộ màu lông xanh và ít màu hồng trên cánh và viền cổ.

Đặc điểm về loài vẹt má vàng

Với chiếc đuôi dài, các bé vẹt có chiều dài trung bình khoảng 56cm. Cân nặng một bé trưởng thành sẽ rơi vào khoảng 200 đến 300 g. Sải cánh khoảng 17,9 đến 20,5 cm, chúng thuộc nhóm vẹt rừng đuôi dài, có viền cổ. Bé vẹt xích trống trưởng thành có đường viền sẫm màu phía sau gáy. Đuôi của các bé vẹt rất dài, có thể chiếm khoảng 1/2 chiều dài tổng cơ thể.

Các bé vẹt má vàng này rất thân thiện, dễ thuần và khả năng nhại giọng tốt, so với vẹt ngực hồng thì vẹt má vàng sẽ học nói nhanh hơn nhiều. Hơn nữa, chúng còn có sức đề kháng khá tốt với tuổi thọ có thể đạt đến 30 đến 40 năm. Do đó vẹt má vàng thường rất được ưa chuộng để làm thú cưng từ thời vua chúa xa xưa. Trong điều kiện thành phố hiện đại, các gia đình tất bật đi làm, đi học thì nuôi một chú vẹt xích này sẽ làm cho gia đình thêm náo nhiệt mà lại tốn ít công chăm sóc.

Thức ăn

Ăn chính của mình má vàng và các loại ngũ cốc, chồi cây, hoa quả,… vào mùa sinh sản chúng thường tự cung cấp thêm cho mình đạm bằng vài loại sâu bọ nhỏ. Trong điều kiện nuôi nhà có thể cho vẹt ăn bắp ngô sống, hạt đậu phộng, hạt hướng dương, hạt lúa mạch, hạt kê loại lớn, các loại hạt dẻ,… ở dạng hạt sống, ngoài ra có thể trộn thành hỗn hợp làm thức ăn cho chim. Có thể đưa vào hỗn hợp này một ít rau củ quả sấy khô như: cà rốt, khoai lang, đu đủ,… để chim ăn cho lạ miệng. Tuy nhiên nên chọn loại thực phẩm khô dành riêng cho thú cưng, không có đường, không chất bảo quản để đảm bảo sức khỏe cho các bé vẹt nhé.

Thức ăn của vẹt má vàng

Ngoài ra để tăng khẩu phần thức ăn thêm đa dạng và cung cấp thêm nhiều nguồn vitamin, khoáng chất tự nhiên, chúng ta có thể bổ sung các loại hoa quả tươi ít vị chua như: táo, lê, ổi, xoài, thanh long, nho, đu đủ, dưa leo, củ đậu, quả đậu tươi (đậu cô ve, đậu Hà Lan), … Có thể cho chim ăn theo sở thích không hạn chế liều lượng, chúng có thể ăn bánh quy nhạt có chút bơ, một số loại mứt, hoặc sữa chua không quá lạnh.

Sinh sản

Khi nuôi vẹt má vàng trong nhà, chúng có thể bắt cặp, xây tổ và sinh sản vào mùa xuân. Việc bắt cặp có thể khá khó khăn do vẹt má vàng có cả tính độc lập nên việc chọn bạn đời thường khó khăn hơn các loài vẹt khác. Một số trường hợp có thể xảy ra là cả con trống và con mái sống chung một lồng nhưng vẫn không thể sinh sản cho dù sức khỏe tốt và tương tác tốt với nhau. Vì vậy bạn nên nuôi chung một số vẹt trống và mái trong cùng một lồng, khi chúng đã chọn được bạn đời thích hợp thì bạn có thể tách riêng chúng để nuôi theo cặp.

Thời gian ấp trứng của vẹt xích khoảng 28 ngày, và trong tổ thường chứa 3 đến 6 quả trứng màu trắng. Chúng thường xây tổ trong các bọng cây lớn, chúng chui vào và sử dụng mỏ gặm để nới rộng tổ ra. Trong điều kiện nuôi ở nhà, ta có thể sử dụng các hộp gỗ lớn treo trong chuồng để làm tổ. Tổ chim bằng gỗ cần thiết kế chắc chắn vì mỏ của chúng to và khỏe, có thể mổ gãy và hỏng hóc tổ.

Kinh nghiệm khi nuôi

Môi trường sống

Môi trường sống của vẹt má vàng cần duy trì nhiệt độ trên 10 độ C. Đây là loài chim nhiệt đới do đó chúng có khả năng chịu lạnh kém, thời tiết thay đổi có nguy cơ là làm cảm lạnh. Nếu chúng không được ủ ấm, cảm lạnh là một căn bệnh nguy hiểm đối với loài vẹt và các loài chim cảnh khác.

Kinh nghiệm khi nuôi vẹt má vàng

Huấn luyện

Mệt má vàng là một loài thông minh, những con non sẽ rất dễ thuần hóa và gắn bó tình cảm với người. Tuy nhiên huấn luyện chúng không hẳn là chuyện dễ dàng, bạn cần dành nhiều thời gian gắn kết tình cảm, nhận được sự tin tưởng. Thời gian đầu bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng, nói rõ ràng và thực hiện động tác chậm. Khi chúng vẹt của bạn cảm thấy thoải sẽ bắt chước vào học theo, bạn hãy dùng phần thưởng là thức ăn để cổ vũ chúng. Đặc biệt vẹt má vàng là một loài rất thông minh dễ huấn luyện hơn các loài vẹt khác, hay kiên trì với chúng.

Vệ sinh

Trong mùa hè vẹt má vàng cần được tắm một vài lần mỗi tuần. Bạn cũng có thể đặt một chậu nước trong lồng để chúng tự tắm. Việc tắm thường xuyên này giúp chúng cảm thấy thoải mái, đồng thời loại bỏ ký sinh trùng. Bên cạnh đó, lồng và đồ chơi của vẹt cũng cần phải được vệ sinh thường xuyên.

Các bệnh thường gặp

Vẹt rất dễ nhiễm nhiều bệnh do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Nhiều bệnh dễ lây nhiễm và gây tử vong. Có một vài bệnh đặc trưng cho loài này, hoặc lây nhiễm từ các loài khác sang vẹt (trong đó có con người). Tuy nhiên, để chẩn đoán và điều trị các bệnh này, bạn nên tìm đến các bác sĩ thú y chuyên về gia cầm/chim cảnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở vẹt má vang:

  • Bệnh sốt Vẹt: là bệnh thường gặp nhất vì bệnh này còn lây sang cả người.
  • Bệnh Salmonellose và Colibacillose: Vẹt có thể nhiễm và bệnh này tiến triển dưới dạng cấp tính hoặc dạng mãn tính.

Lưu ý rằng đây chỉ là một số bệnh thường gặp và không phải là danh sách đầy đủ. Nếu bạn nghi ngờ vẹt của mình đang mắc bệnh, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Vẹt má vàng giá bao nhiêu tiền ?

Sau đây là bảng giá của vẹt má vàng trên thị trường:
Chim non chưa tiêm vacxin: 1-1,5 triệu đồng/con
Chim non đã tiêm phòng: 2,5 – 3 triệu đồng/con
Chim trưởng thành, giống thuần: 5-7 triệu đồng/con

Cách phân biệt giới tính của vẹt má vàng ?

Vẹt trưởng thành có độ tuổi là 36 tháng, lúc này có thể phân biệt giới tính dựa trên màu sắc của vòng lông cổ. Với con trống vòng lông cổ sẫm màu đặc trưng mà con mái thì sẽ không có. Khi vẹt còn nhỏ việc phân biệt giới tính thường khá khó nếu bạn chỉ vào vẻ bề ngoài của chúng.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Back to top button