Cách nuôi vẹt mắt xanh cho người mới
Vẹt mắt xanh hay còn có tên gọi khác là vẹt Úc mắt xanh , tên tiếng anh của chúng là Blue-eyed cockatoo là một loài chim trong họ Cacatuidae có nguồn gốc từ New Ireland. Chúng được xếp hạng vào loài vẹt đẹp và để trưng bày hoặc làm cảnh. Vẹt mắt xanh được coi là loài dễ thương nhất, thân thiện nhất vì vậy, chúng được rất nhiều người chơi chim trên thế giới yêu thích.
Ngoại hình
Không giống các loài vẹt khác, vẹt mắt xanh thuộc nhóm vẹt có mào.
Kích thước: Vẹt mắt xanh chiều dài cơ thể 44-50cm, trọng lượng 500-570g.
Màu sắc: Toàn thân phủ lông màu trắng, mắt được bao quanh bởi lớp da mắt màu xanh, mỏ có màu xám đen. Con trống có mắt màu nâu sẫm, còn con cái lại có màu nâu đỏ. Mào trên đỉnh đầu của chúng có khoảng 3-6 chiếc lông màu vàng sẽ dựng lên khi bị kích thích , đuôi của chúng có màu vàng.
Tập tính
Vẹt mắt xanh rất thông minh và quấn người, chúng có khả năng nói, hát theo tiếng người và nhảy theo điệu nhạc.Thức ăn chủ yếu của vẹt mắt xanh là các loại hạt, quả, trái cây tươi và ăn côn trùng và ấu trùng của chúng. . Ngoài ra, chế độ chăm sóc phải hết cẩn thận như điều chỉnh đủ nhiệt lượng, cho ăn hạt kê vàng, kê trắng, lúa, ngô non.
Loài vẹt mắt xanh này có số lượng tự nhiên và nuôi trên thế giới rất hiếm, đặc biệt ở Việt Nam. Chúng thường xuất hiện ở các nơi lai tạo chuyên nghiệp, hoặc các cơ sở bảo tồn thực vật cảnh.
Sinh sản
Mùa sinh sản của vẹt mắt xanh khoảng tháng 5 đến tháng 10, loài vẹt này mỗi lần chỉ đẻ 1 đến 2 trứng, tỷ lệ nở rất thấp.
Vẹt sinh trưởng chậm, chừng 8-9 tháng mới có thể sống độc lập bố mẹ. Mùa sinh sản từ tháng năm đến tháng mười. Mỗi tổ sinh 1-2 trứng, trống và mái thay phiên nhau ấp, thời gian ấp 28 ngày, con non sống độc lập sau 8-9 tháng tuổi. Sau đó sẽ tự đi kiếm thức ăn, trong thời gian vẹt cái ấp trứng , vẹt đực sẽ chịu trách nhiệm đi kiếm thức ăn. Vẹt non sinh trưởng khá chậm vì vậy thỉnh thoảng vẹt mẹ sẽ chịu trách nhiệm đi kiếm ăn thay cho vẹt đực.
Thức ăn
Cũng giống hầu hết các loài vẹt khác, thức ăn của vẹt mắt xanh là các loại hạt, quả, trái cây tươi và ăn côn trùng và ấu trùng của chúng. Ngoài ra cần cung cấp thêm thức ăn và trái cây khác cũng như nguồn nước sạch để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho chúng trong môi trường nuôi nhốt.
Chúng học tập khá nhanh và tính cách hoạt bát vui tươi, nên cần cung cấp đủ lượng thức ăn và nước uống thường xuyên để đảm bảo chúng đủ năng lượng cho buổi tập luyện.
Huấn luyện
Vẹt mắt xanh là loài chim khá quý hiếm, đặc biệt là ở Việt Nam, chúng là loài vẹt đẹp, thông minh, được đào tạo bài bản cũng có giá trị. Vẹt con có thể dễ dàng thích nghi với môi trường mới khi còn nhỏ.
Dạy vẹt những cử chỉ đơn giản. Trên cơ sở đã thân thiện với vẹt, bạn sẽ dạy những hành vi đơn giản theo mục đích của mình. Chú ý đừng để nó sợ khi đụng đến cánh của nó, vì chim rất nhạy cảm với việc đụng vào cánh. Dạy vẹt nói những từ đơn giản. Khi vẹt đã chấp nhận những cử chỉ thân thiện, như vuốt ve, biết nghe tiếng gọi từ bạn, bạn sẽ dạy nó nói những từ đơn giản, thường là có nguyên âm a, o thì vẹt dễ học nhất.
Các bệnh thường gặp
Khi nuôi vẹt điều quan trọng là luôn muốn chúng khỏe mạnh và thông minh, phát triển trong điều kiện tốt nhất, sức khỏe ổn định vì vậy bạn cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng, tiêm ngừa bệnh cho vẹt, nhầm phát hiện kịp thời và ngăn ngừa bệnh cho chú vẹt của bạn.
Một vài vệnh hay gặp ở vẹt như :
- Ho, sổ mũi, cảm cúm, tiêu chảy (biểu hiện Sổ mũi, ho, sốt, tiêu chảy hoặc khi thấy chim bỏ ăn, biểu hiện buồn buồn không hoạt náo như bình thường, xệ cánh, xù lông, run rẩy)
- Viêm phế quản, viêm phổi (thở khò khè, vẫn hoạt động bình thường hoặc ít vận động khi bệnh nặng)
- Tiêu chảy, đường ruột
- Tiêu ra máu
- Sưng hạch
- Sưng chân, viêm khớp, gãy chân, gãy cánh
- Nấm, viêm da, rụng lông, ve rận, bọ chét
- Đau mắt (mắt nhắm không mở được)
Các câu hỏi thường gặp
Vẹt mắt xanh có nói được không?
Vẹt mắt xanh có thể nói được nếu bạn huấn luyện nó chăm chỉ, có thể huấn luyện chúng nói bằng cách dạy trực tiếp hoặc cho chúng nghe file ghi âm. Khi mới bắt đầu bạn nên dạy chúng nói từ những từ đơn giản như xin chào, hello, cảm ơn,…. Bạn nên lặp lại nhiều lần một từ vào mỗi sáng và tối đến khi chúng nói theo được thì mới dạy từ khác. Cứ vậy dạy từ câu ngắn đến các câu dài. Hay đơn giản hơn bạn ghi âm câu bạn muốn dạy và cho chúng nghe mỗi ngày để chúng bắt chước theo.
Vẹt mắt xanh có giá bao nhiêu?
Trên thị trường sinh vật cảnh, giá vẹt mắt xanh được rao khoảng 50-70 triệu đồng một con.